‘Con dại cái mang’: Ba mẹ có bắt buộc phải thay con trả nợ?

‘Con dại cái mang’: Ba mẹ có bắt buộc phải thay con trả nợ?

35

Gửi câu hỏi tới chuyên mục “Chát với chuyên gia“, bạn đọc Lê Minh nêu: “Tôi chứng kiến nhiều trường hợp các con nợ nần dẫn đến cha mẹ bị chủ nợ dí đòi, vậy họ có nghĩa vụ phải trả nợ thay con hay không?

Giải đáp vấn đề này, ThS Nguyễn Tấn Hoàng Hải, Giảng viên khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP.HCM, cho biết:

Nghĩa vụ trả nợ thay cho con cái có phải là nghĩa vụ bắt buộc?

Điều 21 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định: “Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi” và “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.

Bên cạnh đó, Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái như: Thương yêu, tôn trọng ý kiến của con; trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình…

Ba mẹ có bắt buộc phải thay con trả nợ
Con cái vay nợ, cha mẹ mới là người bị đòi, vậy họ có nghĩa vụ trả nợ thay hay không là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Ảnh: QUỲNH LINH

Từ các quy định trên có thể thấy, người từ đủ 15 tuổi trở lên có quyền tự mình xác lập giao dịch dân sự trong phạm vi cho phép và tự chịu trách nhiệm với giao dịch đó. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ cũng không đề cập tới việc cha mẹ có trách nhiệm trả nợ cho con.

Do đó, nếu con từ đủ 15 tuổi trở lên vay tiền, nghĩa vụ trả nợ thuộc về người con. Chủ nợ không có quyền ép cha mẹ trả nợ hộ trong trường hợp con không có khả năng thanh toán, trừ trường hợp cha mẹ tự nguyện trả nợ thay con. Trường hợp bị chủ nợ quấy rối, gây sức ép bắt phải trả nợ, người dân cần trình báo cơ quan chức năng để có phương án giải quyết phù hợp.

Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ trả nợ thay cho con cái

Bên cạnh nguyên tắc chung nêu trên, thực tế sẽ phát sinh các trường hợp mà cha mẹ có nghĩa vụ trả nợ thay con dưới đây:

Trường hợp thứ nhất: Khi cha mẹ là người bảo lãnh cho khoản vay của con cái.

Theo quy định tại Điều 335 BLDS năm 2015: Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Do vậy, nếu cha mẹ đồng ý bảo lãnh cho khoản vay của con thì khi đến thời hạn thỏa thuận mà con không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì cha mẹ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho con.

Trường hợp thứ hai: Cha mẹ trả nợ thay nếu được nhận di sản thừa kế từ con cái.

Khi người để lại di sản qua đời, những người hưởng thừa kế của người này phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại. Nghĩa là khi người vay tiền chết thì những người hưởng di sản theo di chúc hoặc các hàng thừa kế theo pháp luật phải có trách nhiệm trả nợ thay.

Như vậy, nếu cha mẹ là người được hưởng di sản từ con cái thì phải có trách nhiệm trả khoản nợ mà khi còn sống con cái đã vay. Lúc này, cha mẹ sẽ dùng chính tài sản mình được hưởng thừa kế để thực hiện nghĩa vụ trả nợ và chỉ phải trả nợ trong phạm vi giá trị tài sản đã được nhận thừa kế và được xem như là thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại.

Trường hợp thứ ba: Chuyển giao nghĩa vụ

Theo quy định tại Điều 370 BLDS năm 2015, thì nếu cha mẹ đồng ý tự nguyện trả nợ thay cho con của mình thì sẽ trở thành người thế nghĩa vụ trong hợp đồng vay của con cái với bên cho vay với điều kiện là bên cho vay đồng ý với việc thế nghĩa vụ này của cha mẹ người đi vay.

Như vậy, có thể thấy, cha mẹ phải trả nợ thay cho con cái chỉ trong trường hợp cha mẹ tự nguyện trả nợ (chuyển giao nghĩa vụ) hoặc do đã có thỏa thuận từ trước (bảo lãnh) hoặc khi cha mẹ được nhận thừa kế tài sản do con cái để lại.

https://plo.vn/con-dai-cai-mang-ba-me-co-bat-buoc-phai-thay-con-tra-no-post801925.html

Theo Quỳnh Linh – Báo Pháp luật TP.HCM 

Do đó, nếu con từ đủ 15 tuổi trở lên vay tiền, nghĩa vụ trả nợ thuộc về người con. Chủ nợ không có quyền ép cha mẹ trả nợ hộ trong trường hợp con không có khả năng thanh toán, trừ trường hợp cha mẹ tự nguyện trả nợ thay con. Trường hợp bị chủ nợ quấy rối, gây sức ép bắt phải trả nợ, người dân cần trình báo cơ quan chức năng để có phương án giải quyết phù hợp.

Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ trả nợ thay cho con cái

Bên cạnh nguyên tắc chung nêu trên, thực tế sẽ phát sinh các trường hợp mà cha mẹ có nghĩa vụ trả nợ thay con dưới đây:

Trường hợp thứ nhất: Khi cha mẹ là người bảo lãnh cho khoản vay của con cái.

Theo quy định tại Điều 335 BLDS năm 2015: Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Do vậy, nếu cha mẹ đồng ý bảo lãnh cho khoản vay của con thì khi đến thời hạn thỏa thuận mà con không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì cha mẹ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho con.

Trường hợp thứ hai: Cha mẹ trả nợ thay nếu được nhận di sản thừa kế từ con cái.

Khi người để lại di sản qua đời, những người hưởng thừa kế của người này phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại. Nghĩa là khi người vay tiền chết thì những người hưởng di sản theo di chúc hoặc các hàng thừa kế theo pháp luật phải có trách nhiệm trả nợ thay.

Như vậy, nếu cha mẹ là người được hưởng di sản từ con cái thì phải có trách nhiệm trả khoản nợ mà khi còn sống con cái đã vay. Lúc này, cha mẹ sẽ dùng chính tài sản mình được hưởng thừa kế để thực hiện nghĩa vụ trả nợ và chỉ phải trả nợ trong phạm vi giá trị tài sản đã được nhận thừa kế và được xem như là thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại.

Trường hợp thứ ba: Chuyển giao nghĩa vụ

Theo quy định tại Điều 370 BLDS năm 2015, thì nếu cha mẹ đồng ý tự nguyện trả nợ thay cho con của mình thì sẽ trở thành người thế nghĩa vụ trong hợp đồng vay của con cái với bên cho vay với điều kiện là bên cho vay đồng ý với việc thế nghĩa vụ này của cha mẹ người đi vay.

Như vậy, có thể thấy, cha mẹ phải trả nợ thay cho con cái chỉ trong trường hợp cha mẹ tự nguyện trả nợ (chuyển giao nghĩa vụ) hoặc do đã có thỏa thuận từ trước (bảo lãnh) hoặc khi cha mẹ được nhận thừa kế tài sản do con cái để lại.

QUỲNH LINH – Báo Pháp Luật 

Viết bình luận

<