Ngoại trừ tiền, điều gì sẽ tạo động lực cho bạn trong công việc?

Ngoại trừ tiền, điều gì sẽ tạo động lực cho bạn trong công việc?

292

Nói đến động lực đi làm, rất nhiều người sẽ trả lời rằng lương, thưởng là yếu tố tiên quyết. Vậy nhưng, có bao giờ bạn nghĩ rằng, còn rất nhiều thứ khác kiến tạo nên động lực để bạn phấn đấu trong công việc mà bạn chưa nghĩ đến?

“Khi chúng ta nghĩ về cách mọi người làm việc, chúng ta thường sẽ nghĩ ngây thơ rằng con người giống như những con chuột lạc trong mê cung” Nhà kinh tế học hành vi Dan Ariely chia sẻ tại TED Talk: Điều gì khiến ta cảm thấy tốt về công việc?, “Chúng ta thực sự có nhìn nhận khá đơn giản về lý do tại sao mọi người làm việc và thị trường lao động trông như thế nào. ”

Thay vào đó, khi bạn xem xét kĩ hơn trong cách mọi người thực hiện công việc của mình, Dan chia sẻ rằng, bạn sẽ phát hiện ra có nhiều thứ đáng giá hơn là tiền. Ariely cung cấp bằng chứng cho thấy chúng ta cũng bị thúc đẩy bởi ý nghĩa của công việc, bởi sự thừa nhận của người khác – và bởi nỗ lực chúng ta đã bỏ ra: nhiệm vụ nào càng khó khăn, chúng ta càng cảm thấy tự hào. “Khi chúng ta nghĩ về lao động, chúng ta thường nghĩ về động lực duy nhất chính là tiền công, nhưng thực tế là chúng ta nên thêm tất cả mọi thứ vào nó: ý nghĩa, sự sáng tạo, tính thách thức, quyền sở hữu, bản sắc, niềm tự hào, v.v., Ariely nói.

Hãy xem một số nghiên cứu khác của Ariely dưới đây, cũng như một vài nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu khác, để khám những động lực thú vị nào có thể khiến cho chúng ta cảm thấy yêu thích công việc ta đang làm.

 

Nhìn thấy thành quả lao động có thể làm cho chúng ta làm việc hiệu quả hơn

Nghiên cứu: Trong trường hợp của Legos, Ariely yêu cầu những người tham gia xây dựng nhân vật từ chuỗi Bionicles của Lego. Trong cả hai điều kiện, người tham gia được giảm giá cho mỗi Bionicle tiếp theo: $3 cho người đầu tiên, $2.70 cho người kế tiếp, vv… Nhưng trong khi một nhóm lưu trữ những sáng tạo của nhóm mình dưới bàn, để dành chúng và chỉ tháo rời khi kết thúc thử nghiệm, các Bionicles của nhóm khác đã được tháo rời ngay khi chúng được xây dựng. “Đây là một chu kỳ bất tận của việc xây dựng và phá hủy mọi thứ ngay trước mắt chúng ta” Ariely nói.

Kết quả: Nhóm đầu tiên tạo ra 11 Bionicles ở mức  trung bình, trong khi nhóm thứ hai chỉ có 7 cái trước khi họ bỏ cuộc.

Kết luận: Mặc dù thử nghiệm không có ý nghĩa lớn, và hiển nhiên nhóm đầu tiên biết thành phẩm của họ sẽ bị phá hủy vào cuối thử nghiệm, nhưng kết quả lao động của họ trong một thời gian ngắn thậm chí đủ để cải thiện đáng kể hiệu quả công việc.

 

Chúng ta càng cảm thấy ít được đánh giá cao, chúng ta càng muốn kiếm tiền nhiều hơn

Nghiên cứu: Ariely đã cho những ứng viên tình nguyện tham gia nghiên cứu – sinh viên tại MIT – một mảnh giấy chứa đầy các chữ cái ngẫu nhiên, và yêu cầu họ tìm cặp chữ cái giống hệt nhau. Ở mỗi vòng, họ được trả ít tiền hơn so với vòng trước. Mọi người trong nhóm đầu tiên đã viết tên của họ lên tờ giấy và đưa chúng cho người đánh giá. Người sẽ xem các tờ giấy một cách thờ ơ và nói “Uh huh” trước khi xếp chúng sang một bên. Những người trong nhóm thứ hai đã không viết tên của họ, và người đánh giá đặt tờ giấy của họ vào một bên mà không hề nhìn. Những người trong nhóm thứ ba bị xé thành phẩm của họ ngay lập tức sau khi hoàn thành.

Kết quả: Những người bị xé thành quả yêu cầu gấp đôi số tiền so với những người được thừa nhận để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Những người trong nhóm thứ hai, công việc của họ đã được lưu lại nhưng bị bỏ qua, yêu cầu số tiền gần như bằng với những người có thành quả bị xé vụn.

Kết luận: “Việc phớt lờ hiệu suất của mọi người khiến họ cảm thấy tồi tệ như việc xé nát nỗ lực của họ trước mắt họ,” Ariely nói. “Tuy nhiên, chúng ta có thể thêm động lực để kiếm tiền nhiều hơn. Tin xấu là việc loại bỏ động lực này đi dường như vô cùng dễ dàng, và nếu chúng ta không suy nghĩ cẩn thận, chúng ta có thể sẽ lạm dụng nó.”

 

 

Công việc càng khó, chúng ta càng cảm thấy tự hào hơn

Nghiên cứu: Trong một nghiên cứu khác, Ariely phát ra những tờ giấy origami và hướng dẫn họ tạo ra một hình tượng khá xấu xí. Những người đã thực hiện dự án origami, cũng như những người đứng ngoài cuộc, được hỏi số tiền họ sẽ trả cho sản phẩm. Trong một thử nghiệm thứ hai, Ariely không hướng dẫn cho một số người tham gia, dẫn đến một quá trình khó khăn hơn – và một sản phẩm xấu xí hơn.

Kết quả: Trong thử nghiệm đầu tiên, những người tham gia được trả số tiền gấp năm lần so với những người chỉ đứng ngoài đánh giá sản phẩm. Trong thử nghiệm thứ hai, việc thiếu đi các chỉ dẫn đã làm gia tăng sự khác biệt này: những người tham gia đánh giá cao các sản phẩm tuy xấu xí nhưng lại công phu hơn các sản phẩm dễ hơn, đẹp hơn, trong khi những người quan sát không đánh giá cao chúng.

Kết luận: Việc định giá của chúng ta về công việc của chính mình gắn liền với nỗ lực mà chúng ta đã bỏ ra. (Thêm vào đó, chúng ta sai lầm khi nghĩ rằng những người khác sẽ gán cùng một giá trị cho thành phầm của chúng ta giống như chúng ta.)

 

Biết rằng công việc mà ta làm giúp ích cho người khác có thể vô tình tăng thêm động lực cho chúng ta

Nghiên cứu: Như được nhắc đến trong tạp chí New York Times Magazine, nhà tâm lý học Adam Grant đã dẫn đầu một cuộc nghiên cứu tại một trung tâm kêu gọi gây quỹ của trường Đại học Michigan, trong đó những sinh viên sẽ được hưởng lợi từ những nỗ lực gây quỹ học bổng của trung tâm bằng cách nói chuyện với những người gọi đến trong 10 phút.

Kết quả: Một tháng sau, những người gọi đến đã dành thêm 142% thời gian trên điện thoại so với trước đây, và doanh thu đã tăng 171%, theo Times. Nhưng những người gọi mà từ chối những cuộc gọi từ các sinh viên đã ảnh hưởng đến những sinh viên này.

Kết luận: “Điều này gần giống như những cảm xúc tích cực đã bỏ qua các quy trình nhận thức thông thường của người gọi đến và đi thẳng đến một nguồn động lực có tiềm thức hơn,” tờ Times cho biết. “Họ đã được thúc đẩy để thành công, ngay cả khi họ không thể xác định điều gì tạo ra động lực đó.”

 

Lời hứa giúp đỡ người khác khiến chúng ta có nhiều khả năng tuân thủ quy tắc

Nghiên cứu: Grant tiến hành một nghiên cứu khác (theo tờ Times), trong đó ông đặt các bảng hiệu tại các trạm rửa tay của bệnh viện, ghi rằng “Rửa tay giúp bạn ngăn ngừa bệnh” hoặc “Rửa tay giúp bệnh nhân ngăn ngừa bệnh tật. ”

Kết quả: Các bác sĩ và y tá sử dụng xà bông hoặc nước rửa tay ở các trạm có bảng hiệu đề cập đến việc ngăn ngừa bệnh cho bệnh nhân nhiều hơn 45% so với nơi còn lại.

Kết luận: Giúp đỡ người khác thông qua hình thức “hành vi xã hội” là động lực góp phần thúc đẩy chúng ta.

 

Tăng cường suy nghĩ tích cực về khả năng của chúng ta có thể giúp chúng ta tăng hiệu suất làm việc

Nghiên cứu: Sinh viên đại học Harvard đã phát biểu và thực hiện phỏng vấn với các nhà khảo sát đang gật đầu và mỉm cười hoặc lắc đầu, nhíu mày và khoanh tay.

Kết quả: Những người tham gia trong nhóm đầu tiên sau đó trả lời một loạt các câu hỏi về số học chính xác hơn so với những người trong nhóm thứ hai.

Kết luận: Các tình huống căng thẳng có thể đóng vai trò kiểm soát cảm nhận của chúng ta. Chúng ta thấy mình trong một “trạng thái thách thức” khi chúng ta nghĩ rằng mình có thể xử lý công việc ổn thỏa (như nhóm đầu tiên đã làm); mặt khác, khi chúng ta đang ở trong một “trạng thái đe dọa”, nhiệm vụ trở nên quá khó khăn, và chúng ta chán nản. Chúng ta có nhiều động lực hơn và hoạt động tốt hơn ở trạng thái thách thức, khi chúng ta có niềm tin vào khả năng của mình.

 

— HR Insider / Theo Ideas.ted.com —

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Danh mục: Chia sẻ

Tác giả

Viết bình luận

<