Sản phẩm có dấu hiệu “nhái” sản phẩm của Sabeco. Ảnh: CTV
Kết luận điều tra nêu ngày 15-4-2020, Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam do bà Trần Thị Ái Loan là đại diện ký hợp đồng hợp tác sản suất và mua bán hàng hóa với chủ cơ sở sản xuất bia Biva (TP Bà Rịa, BR-VT) sản xuất bia mang nhãn hiệu BIA SAIGON VIETNAM cung cấp ngược lại cho Công ty Bia Sài Gòn Việt Nam.
Khi pháp nhân thương mại bị khởi tố thì việc tham gia tố tụng của pháp nhân đó thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Chế tài xử lý pháp nhân thương mại phạm tội hoàn toàn khác với cá nhân phạm tội. Cá nhân phạm tội thì chủ yếu bị phạt tù, pháp nhân phạm tội thì bị các hình phạt như: Phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn. Luật sư Nguyễn Văn Dũ, Đoàn Luật sư TP.HCM |
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này thì bị phạt như sau: (Điều 226 BLHS 2015) |