Đi giao dịch tại ngân hàng, tôi có vi phạm Chỉ thị 16?

Đi giao dịch tại ngân hàng, tôi có vi phạm Chỉ thị 16?

24

Đi giao dịch tại ngân hàng, tôi có vi phạm Chỉ thị 16? – Pháp luật – ZINGNEWS.VN

Trả lời câu hỏi của độc giả Quốc Thắng, 

Luật sư Lê Quang Vũ – Giám đốc Công ty Luật Công Bình

Chỉ thị 16 của Chính phủ được đưa ra nhằm quy định thực hiện cách ly toàn xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 và các văn bản liên quan khác trên nguyên tắc thực hiện triệt để nhằm kiểm soát dịch bệnh.

Tổ chức, cá nhân không thuộc diện cách ly hoặc nằm trong khu phong tỏa chỉ được phép ra ngoài khi thực sự cần thiết như cấp cứu, mua thực phẩm thiết yếu tại nơi cung cấp theo quy định.

Chỉ thị 16 nêu rõ: Ngân hàng là tổ chức tín dụng được phép hoạt động để cung cấp kịp thời dịch vụ cần thiết.

Vì vậy, cá nhân, tổ chức thực sự cần thực hiện giao dịch tại ngân hàng được phép ra ngoài là chính đáng. Tuy nhiên không phải giao dịch nào tại ngân hàng cũng thiết yếu. Ví dụ, đối với số tiền (trong hạn mức cho phép của ngân hàng) mà cá nhân muốn chuyển đến tài khoản khác đủ thực hiện được thông qua online.

Trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại, cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo hạn chế người ra ngoài không cần thiết. Người dân khi đi ra ngoài cần cung cấp chứng cứ, giấy tờ chứng minh mục đích của mình.

Có thể nói, trước khi đến ngân hàng giao dịch thì người dân hoàn toàn không có văn bản xác nhận đã giao dịch tại ngân hàng. Việc chứng minh chỉ thông qua khai báo bằng lời nói, rất khó để cơ quan chức năng chấp nhận. Một số giao dịch có thể cung cấp chứng cứ chứng minh mục đích trước như sau:

– Cá nhân thực hiện rút tiền từ sổ tiết kiệm có thể cung cấp chúng cứ là sổ tiết kiệm mang tên mình và các hồ sơ liên quan, trình bày lý do rút sổ.

– Cá nhân thanh toán nợ do vay tại ngân hàng: hợp đồng vay, các chứng từ chứng minh đã thanh toán khoản vay nhiều lần,…

– Cá nhân/ doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin giảm lãi suất vay tại ngân hàng: hợp đồng vay/ hợp đồng tín dụng, văn bản xin giảm lãi suất và các giấy tờ pháp lý liên quan

– Đối với doanh nghiệp chưa có đăng ký giao dịch thanh toán online thì bắt buộc chủ sở hữu phải đến trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân thực hiện giao dịch tại ngân hàng như văn bản chứng minh tổ chức sở hữu tài khoản tại ngân hàng, văn bản chứng minh tư cách thực hiện giao dịch, con dấu của doanh nghiệp… Người thực hiện giao dịch rút tiền theo ủy quyền còn cần phải xuất trình sec rút tiền có thời hạn hợp lý…

Trên đây là những nội dung cần thiết mà người dân cần nắm rõ và mang theo khi thực hiện giao dịch có liên quan tại ngân hàng. Còn việc có được lực lượng chức năng chấp thuận hay không còn phụ thuộc vào mục đích cấp thiết của giao dịch đó.

Theo Báo Zingnew

Danh mục: Tin Pháp luật

Viết bình luận

<