CÔNG TY LUẬT CÔNG BÌNH

Hàng tỉ đồng ‘vô chủ’ trong vụ gian lận điểm Sơn La

Hàng tỉ đồng ‘vô chủ’ trong vụ gian lận điểm Sơn La

48

Hàng tỉ đồng 'vô chủ' trong vụ gian lận điểm Sơn La
(PLO)- Trong khi bị cáo khai nhận hàng tỉ đồng thì những người được cho là đưa tiền một mực chối bỏ.

Chiều 16-10, phiên xét xử tám bị cáo trong vụ gian lận điểm thi tại Sơn La tiếp tục làm việc với phần thẩm vấn một loạt các nhân chứng được triệu tập tới tòa, trong đó có phụ huynh thí sinh nâng điểm và đối tượng trung gian.

Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu cán bộ Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục) khai đã nhận 1,040 tỉ đồng để nâng điểm cho bốn thí sinh. Cầm Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng Phòng chính trị – tư tưởng) nhận 440 triệu đồng để nâng điểm cho một thí sinh. Lò Văn Huynh (cựu trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục) nhận 1,3 tỉ đồng để nâng điểm cho ba thí sinh. Đặng Hữu Thủy (cựu phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu) nhận 500 triệu đồng để nâng điểm cho bốn thí sinh.

Hàng tỉ đồng 'vô chủ' trong vụ gian lận điểm Sơn La - ảnh 1
Phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ gian lận điểm thi ở Sơn La

Tại tòa, trong khi các bị cáo đều thừa nhận được cảm ơn bằng số tiền như đã nêu thì những người được cho là đưa tiền lại một mực phủ nhận.

Điển hình, ông Trần Văn Điện (cán bộ thư viên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên) chỉ thừa nhận nhờ bị cáo Nga “xem giúp điểm” cho bốn thí sinh vì các phụ huynh rất sốt ruột, muốn biết trước kết quả để điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợ. Khi nhờ, ông không đề cập gì đến vật chất.

Đối chất ngay sau đó, bà Nga khẳng định ông Điện nhờ mình giúp các thí sinh đạt được số điểm như mong muốn chứ không chỉ là “xem điểm giúp”. Sau khi có kết quả thi, ông Điện đưa 1,040 tỉ đồng để cám ơ. Thậm chí, bị cáo này còn khai rành mạch tiền được để trong chiếc túi, có mệnh giá chủ yếu là 500.000 đồng… Tuy nhiên, ông Điện vẫn cho rằng lời khai này không đúng.

Hay như bà Nguyễn Thị Xuyên (giáo viên trường THCS Mường Bằng 1) có con trúng tuyển vào Đại học Y Hà Nội nhưng đã bị trả về sau khi chấm thẩm định. Bà Xuyên cương quyết rằng không nhờ Thủy tác động đến điểm (trong kết luận điều tra, bà Xuyên từng khai có nhờ nâng điểm cho con), cũng không hề đưa hay nhận 200 triệu đồng như lời khai của bị cáo Thủy.

Tương tự, bà Hoàng Thị Thành (chủ tịch hội Nông dân huyện Quỳnh Nhai) một mực khai chỉ nhờ bị cáo Sọn “xem giúp điểm” cho con trai. Ngược lại, bà Sọn nói bà Thành khai chưa đầy đủ. Thực tế, bà Thành nhờ xem điểm và nếu có điều kiện thì giúp nâng điểm luôn. Từ việc nâng điểm, bị cáo được cám ơn 440 triệu đồng. Số tiền này do bà Thành chủ động đưa. Dù vậy, bà Thành phủ nhận lời khai của bà Sọn.

Trong suốt buổi chiều cùng ngày, bà Lò Thị Trường (trú tại phường Chiềng An, TP Sơn La) là phụ huynh duy nhất thừa nhận có đưa tiền cám ơn cho một bị cáo trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

Theo đó, bà Trường nhờ Lò Văn Huynh “xem giúp điểm” cho con trai, kết quả con bà được nâng 11,3 điểm để đậu Học viện An ninh Nhân dân. Ban đầu, bà không hứa hẹn gì với bị cáo về chuyện tiền bạc, phải đến sau khi công bố điểm thi thì mới cám ơn bằng 300 triệu đồng. Đến hai ngày sau, ông Huynh trả lại số tiền này.

Tuy nhiên, khi bị truy hỏi nhờ ông Huynh “nâng điểm” hay “xem điểm”, bà Trường im lặng một hồi và không trả lời.

Việc các phụ huynh hoặc người trung gian nhất quyết phủ nhận mình không đưa tiền khiến dư luận đặt ra một câu hỏi lớn: Vậy số tiền mà các bị cáo nộp cho cơ quan công an ở đâu ra, chẳng lẽ những người này “ngớ ngẩn” đến mức bỏ tiền túi?

Hôm nay, tòa tiếp tục làm việc.

Theo TUYẾN PHAN

Báo Pháp luật

Danh mục: Tin Pháp luật

Tác giả