TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CHUYỂN NHƯỢNG BẰNG GIẤY VIẾT TAY

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CHUYỂN NHƯỢNG BẰNG GIẤY VIẾT TAY

105

Thời kì trước, hầu hết các giao dịch liên quan đến đất đai đều được ghi nhận bằng giấy viết tay. Vậy giao dịch chuyển nhượng đất bằng giấy viết tay có hiệu lực không và tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay có được giải quyết hay không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề trên.

Chuyển nhượng đất đai bằng giấy viết tay có hợp pháp hay không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015, Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, về nguyên tắc hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật đất đai, giao dịch về đất đai dù không được lập thành văn và có công chứng, chứng thực thì vẫn được Tòa án công nhận có hiệu lực, với điều kiện một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch.

Thủ tục giải quyết tranh chấp

Khi phát sinh tranh chấp thì các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục sau:

  • Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng bằng giấy viết tay vô hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Cá nhân, tổ chức làm đơn khởi kiện với nội dung theo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Thẩm phán sẽ thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí và Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án.
  • Sau khi thụ lý vụ án Tòa án sẽ xem xét và chuẩn bị xét xử vụ án. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành phiên họp kiểm tra giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Sau đó, Tòa án sẽ ban hành các quyết định như công nhận hòa giải thành, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án. Tuy nhiên, nếu vụ án không rơi vào trường hợp này thì Thẩm phán phải quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành bản án hoặc quyết định.

Trong trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án, các bên có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực theo thủ tục phúc thẩm.

Như vậy, hầu hết các giao dịch đất đai bằng giấy viết tay sẽ đương nhiên bị vô hiệu vì vi phạm hình thức mà luật định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật vẫn công nhận hiệu lực của giấy viết tay. Khi xảy ra tranh chấp, cá nhân có thể thông qua con đường hành chính hoặc Tòa án nhằm giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật Công Bình về vấn đề tranh chấp đất đai chuyển nhượng bằng tay. Trường hợp Quý khách hàng có nội dung nào nhầm lẫn hoặc thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Xin cảm ơn!

Luật sư Lê Quang Vũ

Biên tập: Thanh Thủy

Công ty Luật TNHH MTV Công Bình

Số 21/2 Đường 14A, phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TPHCM

Điện thoại: 08 6622 3939

Email: luatcongbinh@luatcongbinh.vn

Viết bình luận

<