TRANH CHẤP NHÀ ĐẤT ĐƯỢC CHA MẸ CHO KHI LY HÔN

TRANH CHẤP NHÀ ĐẤT ĐƯỢC CHA MẸ CHO KHI LY HÔN

174

Tranh chấp nhà đất cha mẹ cho khi ly hôn là một trong những vấn đề thường phát sinh ở các vụ án ly hôn hiện nay. Việc xác định tài sản nhà đất được cha mẹ tặng cho là tài sản chung hay riêng rất quan trọng trong phân chia tài sản sau ly hôn. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn về việc giải quyết tranh chấp nhà đất cha mẹ cho khi ly hôn.

Quy định của pháp luật về tài sản của vợ chồng

Tài sản chung là gì?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về tài sản chung của vợ chồng như sau:

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 40 của Luật này;
  • Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Ngoài ra, Điều 43 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng, cụ thể, tài sản riêng của vợ, chồng gồm:

  • Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này;
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.
  • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 và Khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Như vậy, “tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Còn trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng thì được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.“

Tranh chấp nhà đất cha mẹ cho khi ly hôn

Tranh chấp nhà đất cha mẹ cho khi ly hôn là một trong những vấn đề thường phát sinh ở các vụ án ly hôn. Việc xác định tài sản nhà đất được cha mẹ tặng cho là tài sản chung hay riêng rất quan trọng trong việc chia tài sản khi ly hôn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn về việc giải quyết tranh chấp nhà đất cha mẹ cho khi ly hôn.

Xác định tài sản tặng cho là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ/ chồng

Trường hợp hợp đồng tặng cho hoặc các giấy tờ về việc tặng cho chỉ ghi tặng cho riêng chồng/ vợ thì theo quy định tại Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình 2014, đây là tài sản riêng của người chồng/ vợ và người này có toàn quyền sử dụng, định đoạt đối với phần quyền sử dụng đất đó. Trường hợp người chồng/vợ muốn bán đất thì sẽ không cần sự đồng ý của người còn lại và các con.

Ngoài ra, căn cứ vào Khoản 1 Điều 97 Luật đất đai 2013 thì cơ quan có thẩm quyền chỉ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người có quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, nếu trên hợp đồng tặng cho hoặc các giấy tờ về việc tặng cho chỉ ghi tên riêng của vợ/chồng thì mảnh đất trên được xác định là tặng cho riêng người vợ/chồng.

Trường hợp Hợp đồng tặng cho hoặc các giấy tờ về việc tặng cho ghi tặng cho hai vợ chồng

Trong hợp đồng hoặc các giấy tờ về việc tặng cho quyền sử dụng đất là tặng cho cả hai vợ chồng thì vợ, chồng là người sử dụng đất hợp pháp. Vấn đề sử dụng, định đoạt sẽ do cả 02 vợ chồng quyết định.

Khi đó, vợ, chồng đều có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi ly hôn, về nguyên tắc thì trong thời gian chung sống, nếu không có chứng cứ gì khác thì tài sản phát triển đều được chia đôi (công việc nội trợ và công việc khác liên quan đến đời sống chung cũng được coi như lao động có thu nhập). Tuy nhiên khi phân chia cũng cần xem xét đến người đã tạo ra nguồn tiền để phát triển tài sản, từ đó phân chia cho phù hợp.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật Công Bình về vấn đề tranh chấp nhà đất được cha mẹ cho khi ly hôn. Trường hợp Quý khách hàng có nội dung nào nhầm lẫn hoặc thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Xin cảm ơn!

Luật sư Lê Quang Vũ

Biên tập: Thanh Thủy

Công ty Luật TNHH MTV Công Bình

Số 21/2 Đường 14A, phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TPHCM

Điện thoại: 08 6622 3939

Email: luatcongbinh@luatcongbinh.vn

Viết bình luận

<